TVET Vietnam

Xanh hóa GDNN

Chiến lược Tăng trưởng Xanh của Việt Nam (VGGS) giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 khẳng định khát vọng của đất nước về một con đường phát triển bền vững hơn sau hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng. Chiến lược này cũng đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng cho việc xanh hóa các ngành công nghiệp và bảo vệ tài nguyên môi trường của đất nước. Để đạt được các mục tiêu đó, nhất định phải có một lực lượng lao động có kỹ năng và hiểu biết về môi trường.

Chiến lược Tăng trưởng Xanh, cùng với các chính sách chỉ đạo khác của chính phủ như quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), đưa ra định hướng cho việc lồng ghép một cách có hệ thống giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) vào tất cả các cấp của hệ thống giáo dục quốc dân. Với tầm nhìn đó, trong khuôn khổ Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam, Tổ chức Hợp tác Quốc tế CHLB Đức (GIZ) phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giới thiệu, triển khai và thúc đẩy hệ thống GDNN Xanh nhằm giúp người học chuẩn bị cho việc chuyển đổi nền kinh tế từ các mô hình sản xuất và dịch vụ sử dụng nhiều năng lượng sang các mô hình sản xuất và dịch vụ xanh và sạch.

CÁCH TIẾP CẬN

Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam phối hợp với các đơn vị GDNN trong nước nhằm giới thiệu và triển khai phương pháp tiếp cận của UNESCO-UNEVOC để xanh hóa toàn bộ cơ sở GDNN với năm hợp phần chính: xanh hóa khuôn viên trường, xanh hóa chương trình giảng dạy, xanh hóa nghiên cứu, xanh hóa cộng đồng và xây dựng một nền văn hóa xanh. Trong cách tiếp cận này, các hoạt động xanh hóa GDNN được triển khai dựa trên nền tảng đào tạo kỹ năng nghề có chất lượng và cần có sự tham gia của một cơ cấu quản lý được xác định rõ ràng.

Để hỗ trợ các cơ sở GDNN trong hành trình xanh hóa, các hoạt động thiết thực trong năm hợp phần xanh hóa GDNN được thực hiện với và thực hiện bởi cả cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam cũng cố gắng thiết lập hệ thống quản lý môi trường tại các cơ sở GDNN phù hợp với các tiêu chuẩn của ngành.

Ở cấp quản lý nhà nước, Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam tăng cường năng lực và tư vấn kỹ thuật cho các nhà hoạch định chính sách để lồng ghép các yếu tố xanh trong các chính sách và quy định về GDNN và phổ biến các thực hành xanh hóa tốt trong toàn hệ thống.

KẾT QUẢ

Cấp hệ thống

Xanh hóa GDNN được coi là thành phần cốt lõi của Chiến lược tăng trưởng xanh

Năm 2019, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) trở thành Bộ thứ tám ban hành kế hoạch hành động cấp bộ của mình về việc triển khai Chiến lược Tăng trưởng Xanh. Với góp ý từ Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam, xanh hóa GDNN được coi là thành phần cốt lõi của kế hoạch này.

Các yếu tố xanh hóa đã được lồng ghép trong các kết quả đầu ra

Năm 2018, Bộ LĐTBXH đã ban hành một loạt các yêu cầu tối thiểu về kiến thức và kỹ năng mà sinh viên trường nghề phải đạt được khi tốt nghiệp cho các ngành nghề khác nhau. Các yếu tố xanh hóa đã được lồng ghép trong các “kết quả đầu ra” này, trở thành tiêu chuẩn cho các cơ sở GDNN xây dựng chương trình giảng dạy và kiểm tra, đánh giá học viên.

Giới thiệu khái niệm xanh hóa GDNN cho khoảng 150 sinh viên

Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục GDNN và Sở LĐTBXH, Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam đã giới thiệu khái niệm xanh hóa GDNN cho khoảng 150 sinh viên trường nghề trên toàn quốc.

Nhiều ấn phẩm và các chiến dịch truyền thông đã được triển khai

để nâng cao nhận thức về xanh hóa GDNN cho giáo viên và sinh viên trường nghề. Một cuộc thi ảnh xanh hóa GDNN trên trang Facebook của Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng rất lớn từ các giáo viên và sinh viên học nghề với hơn 1.000 lượt “thích” trang này.

Mô-đun “bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên”

của Trường Cao đẳng Cơ khí và Thủy lợi (VCMI) đã được Tổng cục GDNN đã tiến hành sửa đổi, với sự hỗ trợ từ Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam nhằm mục đích phổ biến rộng rãi trong toàn hệ thống.

Kết quả cấp trường

VCMI đang trở thành một cơ sở xanh hóa GDNN xuất sắc.

Trường hiện có hai ngành nghề đào tạo mới “Điện tử năng lượng và công nghệ tòa nhà” và “Công nghệ cơ khí, sưởi ấm và điều hòa không khí”. VCMI cũng có mô-đun đào tạo 36 giờ “Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên” nhằm trang bị các kỹ năng xanh cơ bản liên ngành cho sinh viên học nghề.

Khoảng 100 giáo viên và cán bộ quản lý

từ các cơ sở GDNN đối tác và cơ sở khác đã được tập huấn về việc triển khai mô-đun “Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên”

Chiến dịch thí điểm về kiểm soát chất thải và lập kế hoạch hành động về giảm thiểu chất thải nhựa

đã được triển khai thành công tại VCMI và Trường Cao đẳng Long An với sự tham gia của khoảng 500 sinh viên và giáo viên. Cả hai trường đều đánh giá cao chiến dịch thí điểm này và đang hoàn thiện các kế hoạch hành động để tiếp tục hành trình xanh hóa của mình.