Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về bình đẳng giới và trở thành một trong những quốc gia có tốc độ xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất. Mặc dù có những tiến bộ vượt bậc như vậy nhưng phụ nữ cũng như những người có bất lợi về tuổi tác, tình trạng khuyết tật, dân tộc, vị trí địa lý hoặc hoàn cảnh kinh tế thường vẫn không có cơ hội bình đẳng khi tham gia giáo dục và đào tạo. Chỉ 23% học viên tham gia học nghề tại các cơ sở GDNN đối tác của Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” là nữ sinh.
Tỷ lệ này là khoảng 5% đối với các nghề kỹ thuật. Điều này là do học sinh và phụ huynh vẫn luôn cho rằng các nghề kỹ thuật không phù hợp với phụ nữ (Phân tích về Giới của GIZ năm 2019). Các nhóm yếu thế khác như người khuyết tật cũng có ít cơ hội học nghề hơn do các rào cản về cơ sở hạ tầng, tài chính và xã hội. Chính sự tiếp cận không bình đẳng với giáo dục và đào tạo này làm hạn chế cơ hội tham gia vào thị trường lao động của các nhóm yếu thế (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Bản tin cập nhật thị trường lao động tháng 04/2020; Chương trình GDNN năm 2019).
Do đó, GDNN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự tham gia của các nhóm yếu thế trong xã hội bằng cách tạo cơ hội cho họ tiếp cận bình đẳng với giáo dục và đào tạo, từ đó cải thiện cơ hội việc làm.
Chương trình Đổi mới “Đào tạo nghề Việt Nam” thúc đẩy vấn đề hòa nhập trong giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện quyền được hưởng nền giáo dục chất lượng cao và xóa bỏ các rào cản hạn chế sự tham gia và thành tích của tất cả người học. Chương trình khuyến khích tôn trọng sự đa dạng và xây dựng một hệ thống GDNN mở, linh hoạt, thích ứng với nhu cầu của cả học viên yếu thế và không yếu thế.
Ở cấp vĩ mô, chương trình tư vấn cho Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (GDNN) về các chính sách hòa nhập, tôn trọng và thúc đẩy sự đa dạng và bình đẳng giới. Điều này bao gồm hỗ trợ thiết lập hệ thống đánh giá chất lượng giảng viên tại doanh nghiệp dựa trên các Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế về bình đẳng giới và không phân biệt đối xử cũng như tư vấn về giáo dục nhân quyền. Các đối tác cũng được hỗ trợ để xây dựng cơ chế tạo ra các công cụ số dễ tiếp cận và cung cấp đào tạo.
Ở cấp vi mô, chương trình giúp tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên của một số cơ sở GDNN được lựa chọn thông qua các khóa đào tạo nâng cao về giảng dạy hòa nhập, tư vấn và quản lý hướng nghiệp. Các sự kiện về quấy rối tình dục cũng được tổ chức cùng với các đối tác nhằm nâng cao nhận thức về bạo lực trên cơ sở giới. Các đối tác được hỗ trợ giới thiệu các chương trình đào tạo của họ cho nữ sinh và người khuyết tật thông qua các ngày hội hòa nhập mở và Ngày Nữ sinh và trao học bổng cho các nhóm yếu thế.
Hơn nữa, Chương trình cũng phối hợp với Siemens Việt Nam và các cơ sở GDNN đối tác để xây dựng chương trình đào tạo cho Sản xuất thông minh, bao gồm các mô-đun và tài liệu đào tạo hòa nhập và có nhạy cảm giới. Các trung tâm đào tạo dễ tiếp cận sẽ được xây dựng để giúp người khuyết tật dễ dàng tham gia các khóa đào tạo.
đã được lồng ghép vào dự thảo Chiến lược GDNN giai đoạn 2021-2030.
đã giúp nâng cao nhận thức về bạo lực trên cơ sở giới cho khoảng 2.000 người trực tiếp tham gia và 10.000 người theo dõi báo cáo trên các phương tiện truyền thông hàng năm.
từ năm 2018 đến năm 2020. Hiện có 48 nữ sinh nhận học bổng từ chương trình.
về vấn đề hòa nhập của người khuyết tật và nhạy cảm giới đang được chuẩn bị.
đã được xây dựng và sẽ được phát cho các cơ sở GDNN ở Việt Nam.
được cấp học bổng, trang thiết bị và trợ giúp xã hội để tham gia khóa đào tạo ngắn hạn cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.