Hội thảo Tổng kết và Trao đổi Kỹ thuật Thường niênđã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minhtừ ngày 7/4/2022 đến 8/4/2022nhằm đánh giá việc thực hiện các hoạt động chung trong năm 2021 và xác định các hoạt động chính cho năm 2022 với sự tham gia của 24 đại biểu bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của 11 trường cao đẳng đối tác và đại diện của Chương trình Việt-Đức “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”TVET-GIZ.
Tạihội thảo, tổng quan về kết quả thực hiện các hoạt động chung giữa Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”-GIZ và 11 trường cao đẳng đối tác đã được trình bày, các đại biểu cũngthảo luận các bài học kinh nghiệm và khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả triển khai các hoạt động dự án giữa nhà trường và Chương trình. Lãnh đạo các trường cao đẳng và các cán bộ chủ chốt của dự án cũng đã thảo luận và kết luận các hoạt động chung với 11 trường cao đẳng đối tác trong năm 2022, bao gồm:
- Triển khai 7 chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn Đức đã được mô-đun hóa cho các nghề Cơ điện tử,Cắt gọt kim loại, Điện tử công nghiệp, Cơ khí xây dựng,Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải,Công nghệ điện tử và năng lượng tòa nhà,Công nghệ cơ khí, sưởi ấm và điều hòa không khí
- Hỗ trợ các trường cao đẳng phát triển tổ chức nhằm đạt được các tiêu chí cho trường chất lượng cao
- Phát triển năng lực cho đội ngũ giảng viên và quản lý
- Tăng cường hiệu quả và năng lực hợp tác với khối doanh nghiệp, tập trung vào các Hội đồng cố vấn nghề, cán bộ đào tạotại doanh nghiệp và các giai đoạn đào tạo tại doanh nghiệp
- Tăng cường hiệu quả và sự tham gia của các trường cao đẳng trong dự án DPPP hiện có
- Thực hiện các khóa đào tạo ngắn hạn và các khóa học hỗ trợngười lao động bị ảnh hưởng bởiCovid-19
- Các hoạt động khác cùng chủ đề
Ngoài ra, lãnh đạo các trường cao đẳng và đại diện của Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” TVET-GIZ cũng thảo luận về các biện pháp tăng cường trao đổi thông tin, tuân thủ và hiệu quả phối hợp giữa các trường với nhau và giữa các trường với Chương trình TVET-GIZ. Phát biểu về Hội thảo Tổng kết và Trao đổi Kỹ thuật thường niên, thầy Nguyễn Đức Lưu – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh nhấn mạnh “Đây là cơ hội rất quan trọng để chúng tôi học hỏi lẫn nhau và rút kinh nghiệm từ những hoạt động đã triển khai. Việc trao đổi kỹ thuật giữa các trường với nhau và giữa các trường với Chương trình TVET-GIZ giúp chúng tôi đẩy mạnh hiệu quả hợp tác và triển khai hoạt động dự án rất nhiều”.
Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” TVET-GIZ do Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ) ủy quyền và được triển khai bởi Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp Việt Nam (DVET)- thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (MoLISA).