Từ ngày 23.10.2023 đến 31.10.2023, kỳ thi cuối khóa phần 1 dành cho chương trình đào tạo cơ điện tử đã được tổ chức thành công tại trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận (NTVC) cho 12 sinh viên nhập học vào chương trình từ năm 2021. Kỳ thi này là một cột mốc quan trong cho các sinh viên để kiểm tra những kiến thức và kỹ năng đạt được cũng như để chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa phần 2, khép lại một quãng đường đào tạo nghề thành công cho các sinh viên. Kỳ thi này chính là kỳ thi đầu tiên được triển khai theo tiêu chuẩn kiểm tra của Đức.
Các sinh viên của nghề cơ điện tử được đánh giá khả năng gợi nhớ các kiến thức và kỹ năng đã học trong quá trình được đào tạo tại NTVC. Trong phần lý thuyết của bài thi, các sinh viên được kiểm tra về kiến thức nghề nghiệp trong các khía cạnh an toàn lao động, vẽ kỹ thuật như vẽ sơ đồ mạch điện, cũng như các mảng trong cơ khí, điện, điện tử, khí nén. Phần thực hành đa dạng yêu cầu thí sinh ứng dụng các năng lực đã học được như đo lường, tháo rời, gia công các thành phần cơ khí, lắp đặt các mạch điện-khí nén, cũng như nối dây điện và lập trình PLC. Xuyên suốt các phần thực hành, sinh viên sẽ đi qua một chuỗi câu hỏi được đặt ra bởi giám thị để thể hiện kiến thức chuyên môn về trạm và nền tảng kỹ thuật.
Các doanh nghiệp đối tác đã tham gia vào quá trình xây dựng chương trình cơ điện tử cũng như vào quá trính đánh giá thí sinh trong kỳ thi cuối khóa. Hội đồng thi bao gồm các giáo viên của NTVC và cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp từ các doanh nghiệp đối tác. Tất cả 12 sinh viên đều vượt qua kỳ thi với kết quả khả quan: 33.34% xếp loại “Giỏi”, 50% xếp loại “Khá”, 16.67% xếp loại “Trung bình”.
Ông Mirco Rudolph – Cố vấn Phát triển của GIZ tại NTVC: “Kỳ thi theo chuẩn Đức này được triển khai tại Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận lần đầu tiên và tôi xin chúc mừng nhà trường về việc tổ chức thành công kỳ thi này. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, các giảng viên và giám thị đã có thẻ tự tổ chức và triển khai hình thức kiểm tra mới này với chất lượng cao.” Ông mirco Rudolph cũng chỉ ra rằng điều quan trọng là phải đảm bảo được chất lượng tốt của kỳ thi, chẳng hạn qua việc phối hợp chặt chẽ và sâu sắc hơn với các doanh nghiệp và trường đối tác.
Hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ hợp phần “Hỗ trợ các Cơ sở Đào tạo nghề chất lượng cao” trong khuôn khổ Chương trình Việt – Đức “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam”. Chương trình được tài trợ bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), được thực hiện bởi Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) cùng với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam (MoLISA).