TVET Vietnam

Hoà nhập: Thúc đẩy môi trường giáo dục nghề nghiệp bao trùm tại Việt Nam

Kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng trong vài thập kỷ qua. Hàng năm, có ngày càng nhiều người trẻ tham gia vào thị trường lao động. Tuy nhiên, phần lớn đều chưa được đào tạo chính quy và không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đóng vai trò thiết yếu. GDNN trang bị cho thanh niên và người lao động những kỹ năng cần thiết để đảm bảo việc làm bền vững và góp phần vào sự phát triển lâu dài của nền kinh tế. Và tất nhiên, giáo dục nghề nghiệp chất lượng cần dễ tiếp cận và mang tính bao trùm, đảm bảo mọi người đều có thể hưởng lợi từ sự phát triển và có cơ hội tham gia một cách bình đẳng vào mọi khía cạnh của xã hội và nền kinh tế.

Trainees of the "Reform of TVET" programme Viet nam/GIZ Viet Nam
Học viên thuộc chương trình “Đổi mới Giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam”. Ảnh: GIZ Vietnam.

Tám lĩnh vực can thiệp

Hiện tại, người khuyết tật và các nhóm yếu thế khác vẫn phải đối mặt với một số rào cản và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức khi tham gia hệ thống GDNN. Chương trình “Đổi mới Giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam” (Chương trình TVET), do GIZ thực hiện, được sự uỷ quyền từ Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế CHLB Đức, đang nỗ lực để thay đổi điều này. Hợp tác cùng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, cũng như một số đơn vị đào tạo và doanh nghiệp, chương trình hướng tới thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập trong lĩnh vực GDNN của Việt Nam. Chương trình đã xác định tám lĩnh vực can thiệp được ưu tiên:

  • Thúc đẩy một khung chính sách toàn diện và mạnh mẽ với những hướng dẫn rõ ràng cho việc thực hiện và giám sát.
  • Cải thiện hình ảnh của GDNN và thúc đẩy tuyển sinh hòa nhập cho người khuyết tật.
  • Cải thiện các quy trình tổ chức và năng lực của các cơ sở GDNN (ví dụ: cấp quản lý, bộ phận hành chính, nhân sự) để thúc đẩy tính hòa nhập.
  • Đánh giá và cải thiện cơ sở hạ tầng, nền tảng học tập và tài liệu để có thể truy cập được.
  • Phát triển năng lực của giáo viên và giảng viên tại doanh nghiệp để cung cấp chương trình đào tạo toàn diện, chất lượng cao dựa trên các phương pháp dạy và học đa dạng.
  • Tạo dựng văn hóa học đường hòa nhập bằng cách thúc đẩy môi trường cởi mở và không phân biệt đối xử.
  • Tăng cường kết nối giữa các học viên.
  • Gắn kết doanh nghiệp trong đào tạo, giới thiệu việc làm và chuyển tiếp để thúc đẩy cơ hội việc làm bền vững cho người khuyết tật tốt nghiệp GDNN.

Chúng tôi tin rằng mọi can thiệp trong các lĩnh vực đều cần dựa trên nền tảng là gắn kết chặt chẽ giữa người học, cơ sở đào tạo, tổ chức của người khuyết tật, và cộng đồng.

Các hoạt động trong chương trình “Đổi mới Giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam”

 

Picture of boy and girl in a training session with the program Reform/GIZ Vietnam.
Một buổi thực hành trong khuôn khổ Chương trình TVET. Ảnh: GIZ Việt Nam.

Cùng với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở GDNN đối tác, các tổ chức của người khuyết tật, các tổ chức phát triển quốc tế và các chuyên gia về giáo dục, TVET đã xây dựng chương trình tập huấn đầu tiên dành cho các giáo viên GDNN về các phương pháp dạy học mang tính hoà nhập, với sự hỗ trợ từ Tổng cục GDNN. Chương trình tập huấn này có thể áp dụng cả phương pháp học trực tiếp và trực tuyến. Tập huấn được phát triển trên nền tảng học trực tuyến tại link atingi.org.

Thêm vào đó, Bộ công cụ tiếp cận số thuộc hoạt động này, cũng hỗ trợ các giáo viên, nhà quản lý và bộ phận hành chính – công tác sinh viên tại các cơ sở GDNN trong quá trình tạo ra các học liệu, phòng học ảo và các nền tảng dễ dàng tiếp cận cho mọi người. Chương trình TVET cũng phối hợp cùng các đối tác để nâng cao năng lực về cơ sở vật chất, đánh giá khả năng tiếp cận, truyền thông hoà nhập, và cách quản lý học sinh mang tính bao trùm. Thông qua các video giới thiệu môi trường đào tạo hòa nhập và ngày hội việc làm dành cho học viên khuyết tật, các trường cao đẳng đối tác đang đẩy mạnh tuyển sinh cho nhóm yếu thế này.

Tính đến nay, chương trình TVET đã cung cấp học bổng cho 84 học viên khuyết tật tham gia đào tạo ngắn hạn và dài hạn tại các cơ sở GDNN đối tác. Ở cấp chính sách, mục tiêu phát triển hệ thống GDNN mở, linh hoạt và toàn diện đã được lồng ghép vào Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030.

Kế hoạch tương lai

 

Trainee of the "Reform of TVET" programme Vietnam during a training session.
Học viên thực hành trong khuôn khổ Chương trình TVET. Ảnh: GIZ Việt Nam.

Trong giai đoạn tiếp theo của chương trình (bắt đầu vào tháng 3 năm 2024), chúng tôi mong muốn có thể phát triển thêm nữa các hoạt động hiện tại, bao gồm nhân rộng hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo và giới thiệu việc làm; nâng cao năng lực và văn hoá, môi trường và mạng lưới hoà nhập tại các cơ sở GDNN; và cải thiện khung chính sách về chất lượng GDNN cho mọi người.

Để biết thêm thông tin về chương trình , vui lòng truy cập: https://www.tvet-vietnam.org/ hoặc liên hệ bà Hà Thị Thoan theo địa chỉ thoan.hathi@giz.de

Bài viết gốc đăng trên https://inklusion-leben.org/en/living-inclusion-in-practice-advancing-inclusive-technology-and-vocational-education-and-training-in-viet-nam/