TVET Vietnam

Chuyến Khảo sát và Học tập về Đào tạo nghề Xanh tại Đức hoàn thành tốt đẹp

Được phê duyệt năm 2012, “Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh” của Việt Nam đã đề cập đến một số lĩnh vực như kinh tế, khoa học công nghệ, xã hội và quan trọng nhất là phát triển nguồn nhân lực đồng thời nêu rõ tính phức hợp của “Đào tạo nghề Xanh”. Việc xanh hóa nền kinh tế đòi hỏi những thay đổi trong kỹ năng nghề và/hoặc sự hình thành của một số nghề mới. Trong quá trình này, các bộ kỹ năng mới được bổ sung vào nhiều nghề hiện đang được đào tạo để trở thành các ‘Nghề Xanh”. Doanh nghiệp và thành phần kinh tế tư nhân bổ sung những vị trí việc làm và “Nghề Xanh” mới trong quá trình chuyển đổi hướng tới một nền kinh tế xanh. Vì thế, các cơ quan, ban, ngành cần hiểu rõ và tham gia vào quá trình xây dựng hồ sơ đào tạo nghề mới và điều chỉnh hồ sơ kỹ năng các nghề đang đào tạo nhằm phản án đúng những yêu cầu của nền kinh tế xanh.

Từ ngày 5 đến ngày 14 tháng 5 năm 2015, đoàn đại biểu gồm 18 thành viên do Phó Giáo sư Dương Đức Lân- Tổng Cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề / Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội dẫn đầu đã đến Đức khảo sát học tập một số nội dung trọng điểm của Đào tạo nghề Xanh. Tham gia đoàn Khảo sát về Đào tạo nghề Xanh lần này có lãnh đạo và đại diện của các vụ liên quan thuôc Bộ Tài chính (MoF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MoLISA), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MoRAD), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng cục Dạy nghề (GDVT), Trường Cao đẳng nghề Lilama 2 và Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Thủy Lợi (VCMI).

Chuyến Khảo sát lần này trước hết cung cấp cho đại diện các cơ quan hoạch định chính sáchvà cơ sở đào tạo khác nhau những hiểu biết sâu hơn về các phương pháp tiếp cận hiện hành của Đức đối với Tăng trưởng Xanh. Bên cạnh đó, chuyến đi cũng giới thiệu những phát triển về công nghệ và tác động của chúng đối với đào tạo nghề. Mặc dù một số “công nghệ xanh” như năng lượng sinh khối và năng lượng mặt trời được đưa vào chương trình tham quan, học tập, nhưng trọng tâm lại là tác động của những công nghệ này đối với hoạt động phát triển mới hoặc thay đổi chương trình đào tạo, điều chỉnh các nghề hiện đang được đào tạo hoặc phát triển những bộ kỹ năng và lĩnh vực ngành nghề đào tạo mới.

Trong chuyến đi, đoàn đại biểu đã làm việc với nhiều tổ chức và hiệp hội nghề, cơ sở đào tạo nghề, viện nghiên cứu, Phòng Thủ công nghiệp và Thương Mại Đức và các cơ sở đào tạo trực thuộc, cũng như một số “doanh nghiệp xanh” có nhu cầu sử dụng lao động tay nghề cao được trang bị “các bộ kỹ năng và năng lực xanh”. Đoàn cũng đã gặp và làm việc với đại diện của chính quyền thành phố Magdeburg (một trong những thành phố thân thiện với môi trường bậc nhất của Đức), Bộ Khoa học và Kinh tế bang Saxon Anhalt và đại biểu cấp cao của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức.

Như đánh giá của toàn bộ thành viên trong đoàn, chuyến Khảo sát đã giúp đoàn có hiểu biết sâu và toàn diện hơn về tác động của “công nghệ xanh” và “nền kinh tế xanh” với đào tạo nghề. Chuyến đi cũng đã giúp các thành viên trong đoàn có cơ sở khung để xây dựng các ý tưởng nhằm phát triển “Đào tạo nghề Xanh” tại Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Đức về đào tạo nghề, đặc biệt là đối với các lĩnh vực hoạt động hiện đang triển khai là “Tư vấn Hệ thống Đào tạo nghề” và việc xây dựng “Trung tâm Xuất sắc về Đào tạo nghề Xanh”.

TIN TỨC KHÁC