Ông Dirk Niebel Bộ trưởng, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), đã thăm một Dự án dạy nghề tại Tp. Hồ Chí Minh trong khuôn khổ chuyến thăm Châu Á chính thức lần đầu tiên.
Bộ trưởng Liên bang, ông Niebel nhấn mạnh rằng trong khuôn khổ phiên đàm phán Chính phủ tới tại Việt Nam, Hỗ trợ lĩnh vực Đào tạo nghề vẫn tiếp tục là trọng tâm của hợp tác chính trị Đức. Do đó ông Niebel đã cùng Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ông Đàm Hữu Đắc và Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy Nghề, ông Nguyễn Tiến Dũng đến thăm một trong 11 trường đối tác thuộc chương trình hợp tác Việt – Đức, Dự án „Hỗ trợ Kỹ thuật Dạy nghề Việt Nam“.
Ngài Bộ trưởng đã rất quan tâm đến các cơ sở dạy nghề đối tác có triển khai dự án trong khuôn khổ Chương trình dạy nghề của BMZ thông qua GTZ, KfW, InWEnt, CIM và DED cùng thực hiện. Qua chuyến thăm tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Ngài Bộ trưởng đã tận dụng cơ hội nói chuyện với giáo viên cũng như các em học sinh / sinh viên của Trường và đã bị thuyết phục bởi những kết quả đạt được từ trước tới nay.
Một trọng tâm trong chuyến thăm của Bộ trưởng Niebel tại Tp. Hồ Chí Minh là chương trình hợp tác công tư PPP, giữa Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật GTZ và Trung tâm Đào tạo nghề và Xã hội Châu Âu (EBG). Trong khuôn khổ chương trình này, một mô hình đào tạo giáo viên đã được thiết lập, qua đó giáo viên Việt Nam sẽ giảng dạy sát thực tế hơn nữa cho phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp. Cũng theo mô hình đào tạo này, giáo viên được đạo tạo tại Việt Nam và CHLB Đức, đồng thời các tài liệu dạy và học đã được phát triển. Tại trường Cao Đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Tp. HCM khóa học CNC đầu tiên dành cho đối tượng Doanh nghiệp đã được triển khai.
TS. <_st13a_personname><_st13a_personname>Horst Sommer (GTZ), Điều phối viên Lĩnh vực trọng điểm Dạy nghề tại Việt Nam phát biểu: Chúng tôi đặt những lĩnh vực mà các Doanh nghiệp Đức đang muốn vào Việt Nam có quan tâm làm trọng tâm Hỗ trợ Dạy nghề Việt Nam. Doanh nghiệp yếu về đào tạo Công nhân lành nghề sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam (5-7% trong những năm vừa qua) và cũng ảnh hưởng đến đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
„Do đó,…“ theo TS. Bernhard Beckmann, Giám đốc Điều hành của EBG, „là một điều đặc biệt khi khóa đào tạo tại Doanh nghiệp cho 10 đối tượng gồm Giám đốc sản xuất, Kỹ thuật viên và trợ lý kỹ thuật của một Công ty Liên doanh đã được khai giảng vào đúng ngày 10.3.2010“. „Khóa đào tạo do các giáo viên CNC đã được học tại Trung tâm Đào tạo Nghề và Xã hội Châu Âu (EBG) tiến hành. Việc tham gia giảng dạy của giáo viên EBG trong quá trình đào tạo sẽ đươc rút ngắn dần và chỉ còn ở mức tư vấn và trợ giảng cho giáo viên Việt Nam“. Như vậy bước khởi điểm cho việc thực hiên đào tạo và đào tạo nâng cao định hướng nhu cầu Doanh nghiệp đã bắt đầu./.