Tổng quan hoạt động
Kể từ năm 2020, 10 trong số 11 Trường Cao đẳng TVET đối tác đã tự phát triển các nền tảng LMS hoặc được GIZ hỗ trợ. Tuy nhiên, năng lực khai thác hiệu quả nền tảng LMS giữa các Trường mới ở giai đoạn khởi đầu và không đồng đều. Các Trường bày tỏ mong muốn được hỗ trợ phát triển năng lực cho cán bộ và giáo viên nòng cốt để tối ưu hóa việc khải thác và sử dụng LMS trong giảng dạy, học tập và quản lý. Khóa đào tạo này cũng nhằm xây dựng một cộng đồng gồm các giáo viên nòng cốt, những người đóng vai trò tiên phong tạo thay đổi, chia sẻ bài học và kinh nghiệm thực tế, và đào tạo nhân rộng trong tương lai.
Xuyên suốt các hoạt động chuyển đổi số, Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (Chương trình TVET) định hướng kết nối và xây dựng một cộng đồng gồm các cán bộ và giáo viên nòng cốt. Nhóm nòng cốt này đóng vai trò tác nhân thay đổi, giúp chia sẻ phương pháp, bài học kinh nghiệm, đào tạo nhân rộng tại các cơ sở GDNN. Trong số này, một số giáo viên đã phát triển mạnh mẽ năng lực quản trị và khai thác hệ thống LMS tại các Trường. Các Thầy/Cô này có thể chia sẻ với cộng đồng kinh nghiệm thực tế, hữu ích và trực tiếp gắn với thực trạng của các Trường.
Trong bối cảnh đó, Chương trình TVET tổ chức hội thảo (2 ngày) để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về việc phát triển và khai thác nền tảng LMS.
Mục tiêu hội thảo
Hội thảo nhằm giúp người đại biểu hiểu và ứng dụng:
- Hành lang pháp lý gắn với LMS
- Thiết kế giao diện và cấu trúc LMS
- Tinh chỉnh Moodle bằng plugin và code
- Tổ chức dạy học trên LMS (xây dựng bài giảng kết hợp – blended learning, dạy thực hành trên LMS)
- Tổ chức khảo thí trên LMS
Kết quả đầu ra
Sau hội thảo, đại biểu có thể:
- Hiểu tổng quan và xây dựng được 1 quy chế đào tạo trực tuyến
- Hiểu mô hình của một cấu trúc của một hệ thống quản lý trên nền tảng LMS, các tính năng quản lý, phương pháp quản lý và giảng dạy
- Thực hiện được việc cài đặt và gỡ bỏ plugin
- Tinh chỉnh code để cá nhân hóa một số chi tiết trên Moodle
- Hiểu và truyền đạt được các khái niệm, ưu điểm, vai trò của dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến (Blended learning) trên nền tảng LMS
- Thực hiện áp dụng vào thiết kế 01 đề cương bài giảng theo hình thức Blended-learning
- Hiểu được cách thức tổ chức đánh giá người học trên hệ thống LMS và thực hiện được các hoạt động đơn giản
Phương pháp tổ chức hội thảo
Hội thảo kết hợp giữa thuyết trình với thảo luận và bài tập nhóm, khuyến khích các đại biểu tích cực tham gia, đặt câu hỏi và tương tác để giải quyết vấn đề thực tế. Hội thảo tạo diễn đàn mở, coi việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và bài học thực tế từ các đại biểu là một trong những nguồn lực cốt lõi để đạt được mục tiêu đầu ra.
Thành phần
Thành phần tham dự: 11 Trường Cao đẳng đối tác của GIZ.
Số lượng người tham dự: 45
Thông tin chung
Thời gian: 8h00 – 16h30, ngày 21 và 22 tháng 11 năm 2022
Địa điểm: Khách sạn Sài Gòn Prince, 63 đường Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh