Hòa nhập người khuyết tật (NKT) trong giáo dục nghề nghiệp không những đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học; bảo đảm quyền học tập bình đẳng; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của người học mà còn giúp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng giá trị thương hiệu, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo tác động xã hội và đa dạng hóa nguồn học viên.
Hướng tới xây dựng một môi trường đào tạo và hòa nhập,Chương trình Hợp tác Việt-Đức “Đổi mới Đào tạo nghề ở Việt Nam” đã tổ chức hai khóa tập huấn trực tuyến “Quản lý Người khuyết tật trong cơ sở Giáo dục Nhà nước” cho 23 thầy cô là giáo viên và cán bộ nhân viên của 11trường nghềvào ngày 23/02/2022 và 24/02/2022.
Khóa tập huấn nhằm trang bị cho giáo viên, cán bộ nhân viên tại trườngkiến thức và kỹ năng liên quan đến khái niệm, quy trình quản lý NKT, cách đánh giá nhu cầu NKT, các nguồn lực hỗ trợ liên quan đến giáo dục, cách thức lập kế hoạch hỗ trợ dựa trên nhu cầu của NKT và nguồn lực tại trường. Đồng thời khóa tập huấn cũng giúp giáo viên, cán bộ nhân viên tại trường thấy được tầm quan trọng của việc khảo sát và tìm hiểu nhu cầu của NKT, qua đó tối ưu hóa hiệu quả của công tác hòa nhập NKT trong giáo dục nghề nghiệp.
Theo kết quả lượng giá, toàn bộ các thầy cô và cán bộ nhân viên tại 11 trường đều cho rằng khóa tập huấn đã giúp trang bịđủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về công tác quản lý NKT, bao gồm từ khái niệm đến quy trình thực hiện; hiểu được cách thức thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu NKT, xác định nguồn lực hỗ trợ, xây dựng kế hoạch hỗ trợ và theo dõi, giám sát hiệu quả của công tác quản lý NKT; hiểu hơn về các chính sách hỗ trợ NKT liên quan đến giáo dục trong Luật NKT. 100% thành viên tham gia đều đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng khóa tập huấn rất hữu ích vàmang tính thực tiễn,có thể áp dụng ngay vào công tác quản lý NKT tại trường.
Thấy được tầm quan trọng và tính hữu ích của dự án, các trường đã đề xuất ban dự án tổ chức thêm các khóa tập huấn tập trung để tăng tính tương tác (thay vì tổ chức trực tuyến do điều kiện dịch bệnh),chia sẻ thêm các tài liệu về quản lý NKT vàkết nối, giới thiệu các tổ chức liên quan để các trường phối hợp hoạt động trong công tác đào tạo cho NKT.
Hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề ở Việt Nam”, do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) tài trợ, tổ chức GIZ cùng với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam phối hợp thực hiện.