TVET Vietnam

Lễ khánh thành nguyên mẫu Nhà thân thiện Môi trường tại trường Cao đẳng nghề Xây dựng Công trình Đô thị (CUWC)

Tăng trưởng kinh tế và quá trình điện khí hóa của Việt Nam đã dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu tiêu thụ năng lượng nói chung và đặc biệt điện nói riêng, trên diện rộng. Cùng lúc này, sự tăng tốc sử dụng năng lượng đã làm gia tăng phát thải khí CO2 và tổn hại đến môi trường. Ước tính khoảng 20% năng lượng tiêu thụ và 10% khí thải CO2 tại Việt Nam có thể được cắt giảm nếu áp dụng các giải pháp trong xây dựng và quản lý các tòa nhà. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn thiếu nguồn lực có tay nghề và chuyên môn trong việc sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường và phương pháp xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại về mặt thực tiễn xây dựng.

Để làm rõ vấn đề này, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) hỗ trợ sự hợp tác giữa  trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị (CUWC) cùng với các đối tác Đức là tập đoàn Đức BFW Bau Sachsen eV, Công ty Vật liệu xây dựng XELLA, iproplan và bau msr. Trong khuôn khổ một Hợp tác công tư (PPP), chương trình dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), các đối tác đã làm việc cùng nhau với mục tiêu thúc đẩy đào tạo và chuyển giao công nghệ cho các ngành xây dựng Việt Nam và nâng cao kiến thức về vật liệu xây dựng thân thiện môi trường cũng như chuyển giao cho họ các kỹ năng và năng lực cần thiết. Việc xây dựng nguyên mẫu chuẩn Nhà thân thiện Môi trường, được khánh thành hôm 20 tháng 4, đã tạo ra cơ hội để đưa việc đào tạo định hướng thực hành công nghệ thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng vào thực tế. Đại diện từ Bộ Xây dựng (MoC), các công ty đối tác Đức như BFW Bau Sachsen và GIZ cũng như đội ngũ lãnh đạo, giảng viên và sinh viên trường Cao đẳng nghề Xây dựng Công trình Đô thị Hà Nội đã tham dự lễ khánh thành và thăm quan cơ sở đào tạo tại nhà trường.

“Việc xây dựng nguyên mẫu Nhà thân thiện Môi trường là một nỗ lực chung của trường Cao đẳng nghề Xây dựng Công trình Đô thị Hà Nội, Bộ Xây dựng và các công ty Đức cũng như các nhà tài trợ trong việc lập kế hoạch, tiến hành xây dựng, chuẩn bị vật tư và chuyển giao kiến thức – công nghệ”, ông Bùi Hồng Quế, hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại buổi lễ. Ông Petzsche, điều phối viên của của công ty BFW Bau Sachsen, nhấn mạnh rằng trong quá trình xây dựng chuyên gia của các công ty Đức đã cung cấp các chương trình đào tạo về vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng cũng như phương pháp cho đội ngũ giảng dạy của trường Cao đẳng nghề Xây dựng Công trình Đô thị Hà Nội.

Trong quá trình thực hiện dự án, phần lớn các mục tiêu chính đã cũng đạt được. Tuy nhiên vẫn cần có thêm các nỗ lực để lồng ghép vào các chương trình đào tạo sẵn có các kiến thức xây dựng căn bản về tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường và quá trình thực hiện phương pháp đào tạo định hướng thực hành tại nguyên mẫu này cần được vạch rõ để sinh viên có được cơ hội áp dụng trực tiếp kiến thức họ học được vào thực hành. Xa hơn nữa địa điểm hoạt động đào tạo của đội ngũ giảng dạy tại nhà trường phải được định rõ để các giảng việc nhà trường có thể giới thiệu tại nguyên mẫu Nhà thân thiện môi trường việc sử dụng vật liệu xây dựng đúng cách và  việc vận hành năng lượng tạo ra cũng như công tác cách ly trong thực tế. Bà Kreibich, Cố vấn Kỹ thuật của GIZ, nhấn mạnh rằng ngôi nhà mẫu thân thiện môi trường này không chỉ nên gắn kết với các chương trình đào tạo tại nhà trường mà còn có thể sử dụng để tổ chức hội thảo và các buổi nói chuyện chuyên đề cho các công nhân lành nghề và đội ngũ quản lý của các công ty Việt Nam nhằm cải thiện kỹ năng xây dựng, sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

Ông Nguyễn Đình Toàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường và các đối tác Đức trong việc đạt được các mục tiêu đã đề ra: “Lựa chọn cho việc sử dụng bền vững của nguyên mẫu này là vấn đề căn bản quan trọng trong việc cải thiện đào tạo tại nhà trường, cần được định rõ và triển khai. Cũng như vậy, các hoạt động đào tạo, nghiên cứu cũng như chuyển giao công nghệ cần được sắp xếp theo trật tự để đạt được việc lồng ghép công nghệ xây dựng Xanh vào các chương trình đào tạo nghề cho các công nhân lành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.”

TIN TỨC KHÁC