TVET Vietnam

14 Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo hợp tác nghề cơ điện tử do Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên và hai công ty của Đức B. Braun và Messer phối hợp thực hiện

“Tôi rất tự hào vì được nhận văn bằng này. Nó đảm bảo cho tôi có một việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Tôi tin rằng các kiến thức, kỹ năng mà tôi lĩnh hội được từ chương trình đào tạo này sẽ là tiền đề cho một sự nghiệp thành công của tôi sau này”, bạn Bùi Thanh Bình chia sẻ. Bạn Bình là một trong 14 sinh viên tốt nghiệp đã hoàn thành chương trình đào tạo hợp tác nghề cơ điện tử do Công ty TNHH B. Braun Việt Nam, Công ty TNHH Khí Công nghiệp Messer Hải Phòng và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (ĐHSPKT Hưng Yên) phối hợp thực hiện. Từ năm 2013, Messer – một nhà cung cấp các giải pháp và sản xuất khí ga công nghiệp và B. Braun – một nhà sản xuất dược phẩm và dụng cụ y tế, đã hợp tác với Trường ĐHSPKT Hưng Yên triển khai một chương trình chung đào tạo nghề kỹ thuật viên cơ điện tử. Sự tham gia của các công ty vào giai đoạn phát triển và triển khai chương trình đào tạo cũng như giai đoạn kiểm tra đánh giá kết quả học tập đảm bảo rằng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được những yêu cầu của khu vực kinh tế. Tại lễ tốt nghiệp, đại diện Trường ĐHSPKT Hưng Yên, B. Braun, Messer, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam đã chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp cũng như thể hiện sự đánh giá cao của họ đối với việc nâng cao các kỹ năng cho sinh viên tốt nghiệp.

“Các giai đoạn đào tạo tại công ty được xác đinh rõ và thiết kế phù hợp cho phép các sinh viên có được các kinh nghiệm làm việc thực tế trên dây truyền sản xuất. Những giai đoạn đào tạo thực hành này giúp các sinh viên cải thiện đáng kể không chỉ các kỹ năng thực hành nghề mà còn nâng cao phong cách và thái độ làm việc. “Tại nơi làm việc, các em sinh viên có thể áp dụng kiến thức lý thuyết mà các em học được ở Trường ĐHSPKT Hưng Yên” – PGS. TS. Trương Ngọc Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐHSPKT Hưng Yên nhấn mạnh. Ông Wachter, Tổng giám đốc Công ty TNHH Khí Công nghiệp Messer Hải Phòng, nhấn mạnh tầm quan trọng của các kỹ thuật viên có trình độ, những người đáp được các yêu cầu của các doanh nghiệp và khẳng định rằng ngay tại các giai đoạn đào tạo, các sinh viên tạo ra giá trị gia tăng cho dây truyền sản xuất. 12 trong tổng số 14 sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo 3 năm đã nhận được đề nghị ký hợp đồng lao động.

Chương trình hợp tác công tư này (develoPPP.de) giữa hai công ty và cơ sở đào tạo nghề được tài trợ bởi Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên Bang Đức (BMZ) và được khởi xướng với sự hỗ trợ của GIZ, là một ví dụ tốt nhất về sự hợp tác chặt chẽ giữa một cơ sở đào tạo nghề và các công ty đảm bảo như thế nào cho đào tạo nghề định hướng theo nhu cầu.  GIZ hỗ trợ thiết lập một mạng lưới các công ty nhằm thúc đẩy trao đổi về lợi ích, thách thức và các bài học kinh nghiệm về sự tham gia của khối doanh nghiệp vào đào tạo nghề. Các kinh nghiệm về thí điểm các chương trình đào tạo hợp tác được phản hồi lên cấp hệ thống nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và tính định hướng theo nhu cầu của hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam.

TIN TỨC KHÁC