Có nhiều giải pháp về đạt được đột phá chất lượng Đào tạo nghề đã được xác định trong Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề lần thứ Nhất tại Hà Nội, tháng 10 năm 2012”, PGS. TS. Cao Văn Sâm, Phó tổng cục trưởng – Tổng cục Dạy nghề (TCDN) – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã nhấn mạnh tại phiên tọa đàm khai mạc của Hội nghị Khu vực lần thứ Tư, diễn ra tại thành phố Nay Pyi Taw, Myanmar từ ngày 13 – 15 tháng 6 năm 2017. Hội nghị lần này với chủ đề “Cải thiện Đào tạo nghề – Ưu tiên vì sự Tăng trưởng Bền vững ở ASEAN” được hai cơ quan tổ chức, là Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với sự thực hiện của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit GmbH (GIZ).
Trong phần phát biểu tiếp theo, PGS. TS. Sâm đã nhìn lại 3 hội nghị trước đây, rằng Chính phủ Việt Nam khẳng định sự cần thiết tiếp tục đẩy mạnh Đào tạo nghề và tại Hội nghị lần thứ Nhất, rằng Phó thủ tướng đã khẳng định sự cam kết cao nhất của Chính phủ Việt Nam đối với việc đẩy mạnh công tác Đào tạo nghề trong khu vực. Kể từ hội nghị năm 2012, Việt Nam đã đạt được 5 thành tựu chính mặc dù vẫn còn những thách thức, PGS. Sâm nhận định một cách cởi mở và thẳng thắn với các đại biểu hội nghị, gồm 250 thành viên đến từ 23 nước, đại diện các thành phần tư nhân, công, các tổ chức đối tác tài trợ và các cơ quan quốc tế.
Những thành tựu nổi bật của Việt Nam mà PGS. Sâm điểm lại là 1) đẩy mạnh thực hiện đào tạo nghề hướng cầu và hợp tác chặt chẽ hơn thị trường lao động thông qua các mô hình thí điểm đào tạo hợp tác với doanh nghiệp và một số các cơ quan hữu quan; 2) cải thiện hệ thống Đảm bảo Chất lượng; 3) nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự Đào tạo nghề; 4) kết nối tốt hơn giữa lực lượng lao động và tiến trình công nghiệp hóa đất nước và 5) thiết lập khung thể chế chính sách tốt hơn cho việc đẩy mạnh Đào tạo nghề, vd. Luật Giáo dục nghề nghiệp được bàn hành năm 2015 là một bước tiến quan trọng củng cố đào tạo nghề hướng cầu và điều này đã thực hiện được với sự hỗ trợ của CHLB Đức.
Tuy nhiên, PGS. Sâm cũng nêu lên 3 thách thức lớn mà Việt Nam đang phải giải quyết: 1) giải quyết một đòi hỏi tất yếu của việc có sự tham gia của khối kinh tế vào Đào tạo nghề, vấn đề này trở nên thách thức hơn trong bối cảnh cách mạng 4.0 và sự phát triển ngày càng nhanh chóng của công nghệ; 2) sự bất cập giữa yêu cầu đào tạo chất lượng cao và điều kiện cơ sở hạ tầng còn hạn chế ở nhiều cơ sở đào tạo của Việt Nam trong khi các mô hình đào tạo hợp tác mới ở phạm vi thí điểm và chưa nhân rộng được; 3) Việt Nam có mạng lưới cơ sở đào tạo nghề rộng nhưng năng lực của nhiều cơ sở trong số này còn là câu hỏi.
Trong ngày thứ hai của Hội nghị, các vấn đề thách thức trên được trao đổi tiếp ở các phiên hội thảo nhỏ, đặc biệt vấn đề sự tham gia của khối kinh tế đã được thảo luận sâu ở hội thảo có tên “Đẩy mạnh sự tham gia của khối kinh tế và công nghiệp trong Đào tạo nghề”. Hội thảo này nhằm cung cấp thông tin quan trọng về mô hình Đào tạo Hợp tác như một phương thức thúc đẩy sự tham gia của khối kinh tế và công nghiệp vào Đào tạo nghề, cụ thể trong việc phát triển và triển khai chương trình đào tạo, cũng như trong việc đánh giá và cấp chứng chỉ. Việc khối kinh tế tham gia đầy đủ, thực chất vào các bước quan trọng này sẽ đảm bảo tính phù hợp nhu cầu của các chương trình đào tạo. từ đó dẫn đến khả năng có việc làm cao hơn cho các sinh viên tốt nghiệp.
Các hiệp hội, cơ quan đại diện tiếng nói và lợi ích của các ngành kinh tế có thể đóng vai trò tối quan trọng trong Đào tạo Hợp tác ở nhiều khía cạnh khác nhau và ở những mức độ khác nhau. Phiên hôi thảo trên đã giới thiệu 2 mô hình tốt của Việt Nam và Pakistan, cùng nhấn mạnh đến vai trò của các hiệp hội trong việc đẩy mạnh sự tham gia của khối kinh tế và công nghiệp trong Đào tạo Hợp tác.
Tại phiên này, TS. Vũ Xuân Hùng, trong phát biểu đóng góp của mình cũng nhấn mạnh rằng khối kinh tế nên tham gia từ bước biên soạn, thực hiện cũng như trong các bước tiếp theo là đánh giá và cấp chứng chỉ của các chương trình đào tạo. Đồng thời ông chia sẻ cách làm này đã được thí điểm đối với lĩnh vực xử lí nước thải ở Việt Nam như thế nào. Bên cạnh đó TS. Hùng cũng giới thiêu ngắn gọn về mô hình “Đào tạo Hợp tác” và các đặc điểm chính của mô hình này. Cuối cùng ông nêu ra những điều kiện cần thiết đối với các bên như nhà nước, cở sở đào tạo và đối với khối kinh tế để có thể hợp tác thành công trong Đào tạo nghề. TS. Hùng nhấn mạnh rằng việc có các quy định là cần thiết để gắn kết sự tham gia của khối kinh tế nhưng nên tránh quy định quá cụ thể, cứng nhắc và việc chuẩn hóa mọi yếu tố để đảm bảo có sự linh hoạt tạo điều kiện cho việc giải quyết các thách thức, ví dụ như cách mạng công nghiệp 4.0.
TS. Nguyễn Thị Hằng, hiệu trưởng Cao đẳng Kĩ thuật Công nghệ 2 đã báo cáo về sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo của bà, khối kinh tế (gồm các công ty thoát nước trong khu vực lân cận và Hiệp hội cấp thoát nước Việt Nam) cũng như các cơ quan quản lí nhà nước có liên quan. Bà đã trình bày những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị rút ra từ chương trình Đào tạo Hợp tác thí điểm cho nghề “Kĩ thuật viên xử lí nước thải”. Hơn nữa, TS. Hằng chia sẻ sự lạc quan của bà về khả năng nhân rộng cách tiếp cận Đào tạo Hợp tác trong lĩnh vực xử lí nước thải cũng như đối với các lĩnh vực khác, và từ đó, bà chỉ ra tầm quan trọng của sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề. Bà nhấn mạnh rằng “trong khi các cơ sở đào tạo có thể chịu trách nhiệm về vấn đề phương pháp, thì khối kinh tế nên cung cấp các kĩ năng và kiến thức thực hành” nhằm đảm bảo thành công từ khâu xây dựng chương trình, triển khai đào tạo đến việc đánh giá và cấp chứng chỉ trong Đào tạo nghề.
PGS. TS. Nguyễn Hồng Tiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội cấp thoát nước Việt Nam trong bài trình bày của mình đã tập trung vào vấn đề những lợi ích tiềm năng cho các hiệp hội khi tham gia vào mô hình Đào tạo Hợp tác. Ông đã chia xẻ các kinh nghiệm của Hiệp hội cấp thoát nước Việt Nam trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên cùng xây dựng tiêu chuẩn nghề và chương trình đào tạo cho nghề “Kĩ thuật viên xử lí nước thải”, trong việc triển khai chương trình đào tạo và cùng tham gia xây dựng việc đánh giá. Ông Tiến đã khẳng lợi ích của những đầu tư các công ty thành viên đóng góp và những lơi ích khác đối với các cơ quan quản lí nhà nước về Đào tạo nghề từ việc có sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề trong mô hình Đào tạo Hợp tác.