Từ ngày 17 đến 26 tháng 2 năm 2020 các khóa đào tạo về “Nâng cao năng lực chuyên môn cho các giảng viên GDNN trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 (Mô-đun 2)” và “Thiết kế chương trình giảng dạy theo Quy trình sản xuất công nghiệp 4.0 (Mô-đun 3)” đã được thực hiện thành công bởi các giáo viên nhân rộng trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2 (LILAMA 2). Tham gia các khóa đào tạo là 14 giảng viên đến từ các trường cao đẳng Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Thuận, Long An, và An Giang và LILAMA 2. Đây là hai trọng số ba mô-đun được xây dựng bởi Chương trình “Hợp tác khu vực về Giáo dục nghề nghiệp (GDNN)” (RECOTVET) nhằm tăng cường năng lực chuyên môn và kỹ năng giảng dạy của các giảng viên GDNN “Phù hợp với bối cảnh công nghiệp 4.0”.
Tiếp nối thành công của Mô-đun 1 ““Cải tiến phương pháp dạy và học trong bối cảnh Công nghiệp 4.0” được tổ chức vào tháng 12 năm ngoái, người tham dự đã có thêm cơ hội mới để nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng giảng dạy với các quy trình làm việc sử dụng công nghệ phức hợp thông qua Mô-đun 2. Hơn nữa, các giảng viên có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại hoặc cách thức tiếp cận thực tế trong đào tạo về Công nghiệp 4.0 để cho phép sinh viên có thể làm việc độc lập, tự học và chủ động định hướng giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, Mô-đun 3 đã giúp cho tất cả các giảng viên tăng cường khả năng phân tích quy trình làm việc để xây dựng chương trình giảng dạy và đưa “mô hình học tập tự lực” vào thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Cụ thể, các giảng viên có thể tiếp cận nhiều cách khác nhau để phát triển chương trình giảng dạy cho GDNN trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 cũng như thiết kế, phát triển và đánh giá chương trình giảng dạy dựa trên quy trình làm việc.
Thầy Nguyễn Đức Thắng đến từ trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, bày tỏ: “Tôi đã có được cái nhìn tổng quan về Công nghiệp 4.0 và chương trình giảng dạy, nó đóng vai trò cốt lõi đối với chất lượng GDNN. Mô-đun 3 giúp tôi hiểu sâu hơn về nhu cầu thị trường lao động hiện tại, dự đoán kỹ năng, cũng như các kỹ năng và năng lực cần thiết cho Công nghiệp 4.0 trong thế kỷ 21. Do đó, sau khóa đào tạo, tôi có thể tự tin quyết định phương pháp xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp nhất với môi trường đào tạo tại trường mình.”
“Với giải thích tường tận của các giảng viên nhân rộng LILAMA 2, chúng tôi có thể hiểu biết sâu hơn về mức độ giao tiếp dựa trên phần mềm và kỹ thuật mới giữa Hệ thống không gian mạng thực – ảo (CPS) và Internet hay Internet vạn vật”, thầy Trần Quang Trung, giảng viên đến từ trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận chia sẻ. Thầy cho biết thêm “Thiết bị và cơ sở vật chất tại trường LILAMA 2 thực sự khiến tôi ấn tượng và thấy rất hữu ích khi được tiếp tục tham dự các khóa đào tạo về Mô-đun 2 & 3 sau khi hoàn thành Mô-đun 1 tại đây”.
Các khóa đào tạo này được tổ chức trong khuôn khổ Hợp phần “Hỗ trợ các Trung tâm Xuất sắc về Đào tạo nghề”, thuộc Chương trình Hợp tác Việt-Đức “Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam”. Chương trình được tài trợ bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), đồng thực hiện bởi Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và Bộ lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam (MoLISA).